Độ kiềm là gì? Cách đo độ kiềm trong nước

15/11/2022 09:38 +07 - Lượt xem: 13146

"Độ kiềm là gì?" là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người. Trong bài viết này, Wasaco Miền Nam sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu chi tiết về độ kiềm cũng như những vấn đề xoay xung quanh nó. Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!

Độ kiềm là gì

Độ kiềm là gì?

Độ kiềm là khả năng đệm của dung dịch. Nghĩa là nó sẽ cho biết dung dịch có thể hấp thụ được bao nhiêu axit mà không làm thay đổi pH. Chính vì vậy mà những dung dịch có độ kiềm thấp sẽ có khả năng đệm thấp hơn và có sự thay đổi nhanh khi thêm axit vào. Ngược lại những mẫu có độ kiềm cao sẽ có khả năng đệm cao hơn và ít bị ảnh hưởng khi bổ sung thêm axit vào.

Nguyên nhân nào gây ra độ kiềm của nước?

Đối với nguồn nước tự nhiên, độ kiềm thay đổi theo vị trí địa lý. Địa chất của khu vực là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ kiềm, trong đó khoáng sản từ đá và đất xung quanh được xem là nguyên nhân chính. Ví dụ những khu vực có tần suất đá vôi cao sẽ có độ kiềm cao hơn so với những khu vực có đá granit cao.

Khi thực hiện đo độ kiềm, kết quả sẽ được hiển thị dưới dạng ppm của canxi cacbonat (CaCO3). Các ion hydroxide (OH-), ion bicarbonate (HCO3-) và ion carbonate (CO32-) đều góp phần vào độ kiềm của nước.

 

nguyên nhân gây ra độ kiềm của nước

 

Độ kiềm có tầm quan trọng như thế nào trong nước?

Độ kiềm là gì thì chúng ta đã biết. Vậy đại lượng này có vai trò như thế nào đối với nước? Trong nước, độ kiềm được xem là chỉ tiêu quan trọng dùng để xử lý nguồn nước của bể bơi và nước thải. Về bản chất, độ kiềm của nước là do muối của các axit yếu và các loại bazo mạnh gây nên. Những chất này được xem là dung dịch đệm giữ cho pH không bị giảm khi bổ sung axit vào nước.

Ngoài ra, đây cũng là chỉ số thể hiện cho khả năng đệm của nước. Và được ứng dụng rộng rãi trong việc xử lý nước cấp tương tự nước thải.

Độ kiềm của nước tự nhiên

Đối với nước tự nhiên, độ kiềm sẽ có độ pH<8.4, đây chính là lượng ion hidrocacbonat HCO3-, nhưng đôi khi cũng là hợp chất của các axit hữu cơ. Trong trường hợp nước bị ô nhiễm hoặc ở tình trạng kỵ khí, muối của các axit yếu như axit acetic, propionic và hydrogen sulfide cũng có thể tạo thành độ kiềm. Trong một số trường hợp khác, amoni hoặc các hydroxide cũng gây nên độ kiềm cho nước.

Trong điều kiện nhất định, nguồn nước tự nhiên có thể chứa một lượng cacbonat và hydroxide. Nhưng nó thường xảy ra tại những nguồn nước có sự phát triển của tảo biển. Khi đó tảo sẽ sử dụng cacbonic dạng tự do và kết hợp trong nước, độ pH dao động trong khoảng từ 9-10.

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra độ kiềm của nước tự nhiên. Thế nhưng có 3 yếu tố chính, chúng ta có thể kể đến như: hydroxide, cacbonate, bicarbonate.

 

Độ kiềm nước tự nhiên

Độ kiềm của nước hồ bơi

Ngoài việc phải kiểm soát độ pH và Clo, các chủ bể bơi cũng cần phải chú ý độ kiềm có trong nước bể bơi phải nằm trong khoảng 50 – 100mg/lít.

>>> Xem thêm bài viết: Hệ thống lọc hồ bơi – Báo giá hệ thống lọc nước bể bơi

Độ kiềm của nước làm mềm

Đối với nước làm mềm sẽ được xác định độ kiềm bằng lượng ion HCO3-, nhưng trong nhiều trường hợp sẽ có cả hợp chất của axit hữu cơ nếu nó tồn tại trong nước nguồn. Đối với nước sau khi được xử lý làm mềm bằng phương pháp hóa học, sử dụng vô hoặc soda thường chứa cacbonat và hydroxide.

Mối tương quan giữa độ kiềm, độ pH và Cacbonic

Nội dung tiếp theo mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết về độ kiềm là gì hôm nay chính là mối tương quan giữa độ kiềm, độ pH và Cacbonic. Có mối tương quan phổ biến giữa 3 đại lượng là độ kiềm, độ pH và cacbonic. Cụ thể như sau:

#1. Mối tương quan có sự thay đổi pH khi có mặt tảo

Nước mặt trong điều kiện thường là môi trường cho tảo biển phát triển. Đặc biệt đối với những khu vực nước mặn, tảo sẽ phát triển rất mạnh, độ pH có thể đạt tới 10. Nhờ vậy mà rêu tảo sẽ sử dụng cacbonic cho quá trình quang hợp. Đồng thời khử cacbonic sẽ làm cho độ pH tăng cao.

Ngoài ra tảo cũng có thể cân bằng nồng độ cacbonic trong không khí, nhưng lại làm tăng pH. Trường hợp pH cao thì độ kiềm thay đổi và kết quả cacbonic có thể ứng dụng thay cho sự phát triển rêu tảo dưới dạng cacbonat và bicacbonat.

Chính vì vậy việc khử khí cacbonic thông qua tảo biển dẫn đến các biến đổi kiềm từ bicarbonat thành cacbonat và từ cacbonat thành hydroxide. Nhưng độ kiềm tổng vẫn giữ nguyên.

Hơn nữa tảo có thể sử dụng khí cacbonic của nước để làm pH tăng 10 -11. Vào ban đêm tảo có thể sinh ra khí cacbonic thay vì tiêu thụ nó. Điều này cũng sẽ kéo theo nồng độ pH giảm.

#2. Mối tương quan có sự thay đổi pH khi thổi khí

Để khử cacbonic, nước sẽ được thổi nước. Khi khử cacbonic – khí có tính axit nên dẫn đến việc H+ giảm, tăng pH trong nước. Nồng độ cân bằng của cacbonic trong không khí là 0,0003×1.500 hoặc 0,45 mg/l.

Chúng ta có thể tính toán, khi nước có độ kiềm 100mg/l được thổi khí đến trạng thái cân bằng với cacbonic trong không khí thì pH 8,6.

Khi thổi khí, nước vôi có độ kiềm lớn, dẫn đến độ pH cao hơn so với nước có độ kiềm thấp hơn.

#3. Mối tương quan nước lò hơi

Trong nước của lò hơi bao gồm cả độ kiềm carbonate và hydroxide. Cả 2 loại độ kiềm này đều nhận được từ độ kiềm bicarbonate của nước đưa vào lò hơi. Trong đó khí cacbonic không hòa tan trong nước lò hơi và được khử cùng hơi nước nóng, kéo theo độ pH tăng. Và chuyển độ kiềm từ bicarbonat thành cacbonate và từ cacbonate đến hydroxide. Điều kiện xảy ra là độ pH>11.

Cách đo độ kiềm trong nước

Để hiểu hơn về độ kiềm là gì, Chúng ta cũng cần phải biết cách đo chỉ số này. Để đo độ kiềm trong nước, chúng ta có thể sử dụng các thiết bị chuyên dụng hiện nay, tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người sẽ chọn lựa thiết bị đo phù hợp. Tuy nhiên máy đo chuyên dụng hiện đang được sử dụng khá phổ biến, các bạn có thể tham khảo để sử dụng.

Máy đo là thiết bị cầm tay có cách thức sử dụng không quá phức tạp nhưng lại mang đến kết quả đo chính xác. Các bạn chỉ cần thông qua nhúng đầu kim loại dưới nước và đợi kết quả hiển thị trên màn hình là có thể biết được kết quả chính xác.

Thiết bị có cấu tạo nhỏ gọn, tiện lợi khi sử dụng với đồng hồ đo và que thử. Để sử dụng sản phẩm, các bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Thực hiện nối máy với đầu Clo.
  • Bước 2: Lấy đầu đo từ trong lọ bảo quản, vẩy nhẹ cho ráo nước. Các bạn sẽ nhúng đầu đi vào trong lọ pH7.
  • Bước 3: Bạn mở nắp ngăn chứa pin và thực hiện bật công tắc ON.
  • Bước 4: Tuốc nơ vít vặn ốc bên phải rồi điều chỉnh pH về 4,00. Tiếp đến đợi khoảng 1 phút để ổn định. Tắt máy để cho ra kết quả trên đồng hồ.

Lưu ý: Để đạt được kết quả đo chính xác nhất, hãy thực hiện quy trình đo theo đúng hướng dẫn và sử dụng thiết bị tại đơn vị bán hàng uy tín. Tránh ảnh hưởng đến kết quả đo.

 

máy đo độ kiềm trong nước

Wasaco Miền Nam vừa cùng các bạn đi tìm hiểu chi tiết về độ kiềm là gì và những vấn đề xoay quanh đại lượng này. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, có thể đáp ứng tốt nhu cầu tìm kiếm thông tin của các bạn. Nếu còn vấn đề gì liên quan đến đại lượng này cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ đến chúng tôi ngay nhé. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ 24/7.

 

 




Bài xem nhiều