Đuối nước là gì? Phòng tránh tai nạn Đuối Nước

14/04/2022 09:53 +07 - Lượt xem: 20733

 Đuối nước là gì? Nguyên nhân do đâu? Cách xử trí và phòng tránh tai nạn khi đuối nước như thế nào? Mời các bạn cùng Wasaco Miền Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

đuối nước là gì

 

Đuối nước là gì? Gây hậu quả như thế nào?

Đuối nước được Tổ chức Y tế thế giới WHO định nghĩa là hiện tượng suy hô hấp ở người lớn hoặc trẻ em khi bị chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào khí quản gây ra tình trạng khó thở.

Hậu quả của đuối nước là gây ngạt thở trong thời gian dài dẫn đến tử vong – chết đuối hoặc gây ra các tổn hại nghiêm trọng đối với hệ thần kinh.

Hiện nay ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tai nạn đuối nước có thể xảy ở bất cứ đâu như bể bơi, giếng nước, sông, biển, bồn tắm, bể cảnh, ao hồ,… Và nó có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào nhưng nhiều nhất vẫn là trẻ em và những người không biết bơi, ngay cả những người lớn hay những người bơi giỏi vẫn có nguy cơ bị đuối nước nếu như lơ là.

Nguyên nhân đuối nước

Vậy nguyên nhân đuối nước là gì? Ở một quốc gia sở hữu đường bờ biển dài 3.300km, 2.300 con sông có chiều dài 198.000km, kênh rạch nhiều như Việt Nam, các hoạt động trên sông nước diễn ra hằng ngày nên tiềm ẩn nguy cơ đuối nước rất cao.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn đuối nước, trong số đó phải kể đến như:

  • Do không biết bơi
  • Bơi lội ở những khu vực nguy hiểm như: ao hồ, sông suối, các công trình xây dựng, bể bơi, giếng nước,…
  • Bơi ở những khu vực không có các biển bảo nguy hiểm.
  • Do các tác động của thời tiết như thiên tai, lũ lụt.
  • Tham gia các hoạt động du lịch trên sông nước mà không trang bị đồ bảo hộ,…

nguyên nhân gây ra tai nạn đuối nước

Nguyên nhân đuối nước ở trẻ nhỏ 

Theo như thống kê thì:

  • Một phần tư nạn nhân bị đuối nước đã biết bơi.
  • Trẻ sơ sinh nhỏ hơn một tuổi bị chết đuối trong bồn tắm.
  • Trẻ em 1-4 tuổi chết đuối trong các bể bơi. Hơn một nửa số ca tử vong do đuối nước xảy ra trong bể bơi
  • Đối với những người trên 15 tuổi có đến 65% trường hợp đuối nước xảy ra trong tự nhiên.
  • Rượu cũng là yếu tố gây nên một nửa số ca tử vong do đuối nước ở tuổi vị thành niên và người trưởng thành.

Cứu người đuối nước như thế nào?

Sau khi tìm hiểu đuối nước là gì và những hậu quả do đuối nước gây ra. Chúng ta cần trang bị những kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Khi thấy có người bị đuối nước, bạn thực hiện 3 bước sau đây:

Bước 1: Cần xác định vị trí người bị đuối nước và nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước một cách nhanh chóng và an toàn.

 

Đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước

Đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước 

Bước 2: Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm cơ thể. Nếu như nạn nhân bất tỉnh cần kiểm tra xem còn thở không thông qua việc áp tai vào lồng ngực.

Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở cần nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo theo cách dưới đây:

– Đặt nạn nhân nghiêng mình sang trái, dùng gạch hoặc khăn sạch kiểm tra và loại bỏ các dị vật trong miệng và mũi nạn nhân.

– Bắt đầu hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân, kết hợp cùng với ép tim ngoài lồng ngực. Thực hiện theo công thức 15:2 (ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) khi có 2 người thực hiện hoặc theo tỉ lệ 30/2 nếu như trong trường hợp có một người. Kiên trì thực hiện động tác cho đến khi thấy có mạch đập và nạn nhân đã thở.

Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực

Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực 

Bước 3: Khi người bị đuối nước thở trở lại sẽ nôn hết nước ra ngoài, lúc này bạn cần đặt nạn nhân trong tư thế nằm nghiêng, kê cao gối tránh bị ngạt nước.

Bước 4: Sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ở gần nhất để được kiểm tra.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không nên vác nạn nhân hay dốc ngược nạn nhân lên rồi chạy.
  • Ngay khi đưa nạn nhân lên bờ, không được thực hiện các bước hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. Hãy nhớ bước đầu tiên trong sơ cứu người đuối nước rât quan trọng, nó quyết định có gây ra di chứng sau này không.

Biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em

Để hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ nhỏ, chúng ta cần chung tay hành động:

  • Cho trẻ tham gia các lớp học bơi, đây là biện pháp hữu hiệu nhất.
  • Lắp các rào chắn ở hồ bơi, miệng giếng và cửa ra vào đối với những gia đình gần ao, hồ, sông, suối,…Đặc biệt cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị cứu hộ bể bơi.
  • Luôn giám sát các bé, không cho chơi gần khu vực nguy hiểm như sông, hồ, bể bơi, bãi biển,… khi không có người lớn.
  • Dùng áo phao bơi, phao cứu hộ khi tham gia các hoạt động gần sông nước.
  • Sử dụng các biển báo, biển cảnh báo về độ sâu để hạn chế tai nạn.
  • Siết chặt các quy định về an toàn sông nước, vận tải trên tàu thuyền.

Biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ emBiện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em

Học bơi cũng là một cách phòng chống tai nạn đuối nước 

Những lỗi sai thường gặp khi sơ cứu đuối nước ở trẻ em

So với người lớn, trẻ em bị đuối nước sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch hơn là do cơ thể vẫn còn non nớt, do đó trong quá trình sơ cứu, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không nên nhảy trực tiếp xuống nước để cứu bởi hành động này có thể gây nguy hại đến bản thân mà lại không đưa được trẻ lên bờ.
  • Sử dụng các phương pháp như dùng phao kéo trẻ lên hoặc hô hoán để kêu gọi sự giúp đỡ của những người xung quanh.
  • Không nên dốc ngược trẻ lên vai chạy vài vòng, điều cần làm là thực hiện ép tim và thổi ngạt.
  • Khi thực hiện ép tim ngoài lồng ngực cần tiến hành với một lực vừa phải, đều đặn.
  • Hạn chế tụ tập đông người quanh trẻ, sẽ khiến trẻ bị thiếu oxy.

Bài viết là những thông tin giải thích đuối nước là gì? Các biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ nhỏ. Mong rằng bài viết này của Wasaco Miền Nam sẽ đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hãy cùng chung tay để giảm thiểu số ca tử vong do đuối nước gây ra.

 




Bài xem nhiều